Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2015

HƯỚNG DẪN TRA CỨU TÀI LIỆU TẠI THƯ VIỆN BÌNH DƯƠNG


- Vào website của Thư viện: http://thuvienbinhduong.org.vn/, click vào nút Tìm kiếm
           


II.      Nhóm chức năng tra cứu CSDL thư viện:
1.  Tra cứu CSDL online: Ðây là chức năng tra cứu chung cho các dạng tài liệu khác nhau. Để tiện cho việc sử dụng, chức năng này phân công việc tìm kiếm theo ba mức tìm: Tìm đơn giản, tìm chi tiết, tìm nâng cao.
1.1.  Tìm cơ bản: Người dùng tin hãy nhấn vào đường liên kết “Tìm cơ bản” trong chức năng Tra cứu CSDL online. Đây là cách tìm đơn giản, kết quả là một một hoặc nhiều tài liệu có từ trùng với từ của thuật ngữ tìm kiếm; cho kết quả tìm kiếm ít chính xác, vì thế phải lọc lại lần nữa từ danh sách này để có được tài liệu cần tìm. Thông thường kiểu tìm này chỉ được dùng khi chưa biết rõ về tài liệu cần tìm.

Các bước thực hiện:
Bước 1: Chọn bộ sưu tập.
Bước 2: Chọn nội dung (thuật ngữ tìm).      
Bước 3: Tìm kiếm: check chọn để tìm tài liệu.
          
          Giao diện tìm kiếm cơ bản - tra cứu CSDL online

1.2.  Tìm chi tiết: Người dùng tin hãy nhấn vào đường liên kết “Tìm chi tiết” trong chức năng Tra cứu CSDL Online. Ở chức năng này, người dùng tin có thể tìm theo các điểm truy cập: nhan đề, tác giả, chủ đề, nội dung, số phân loại,…
          
Giao diện tìm kiếm chi tiết - tra cứu CSDL online

a. Cách tìm: Trong giao diện tìm kiếm này, có hai cách tìm chính:
- Nhập từ tìm kiếm vào một trường nhất định:
Ví dụ:   nhập nhan đề: “Lịch sử Đảng” à nhấn Tìm
- Kết hợp các trường:
Ví dụ:   Bạn muốn tìm tài liệu có nhan đề “Chân quê” của tác giả “Nguyễn Bính”
Nhập vào Trường Nhan đề: Chân quê.
Nhập vào Trường Tác giả: Nguyễn Bính

b. Các điểm truy cập:
- Ô "Nhan đề": Tìm kiếm tài liệu theo nhan đề.
Vd: Nhật ký trong tù.
Để tìm kiếm theo nhan đề, bạn đọc có thể nhập một từ ngữ nào đó có trong nhan đề chính của tài liệu mà không cần phải nhớ chính xác nhan đề của ấn phẩm đó.
- Ô "Tác giả": Tìm theo tên tác giả.
Vd: Hồ Chí Minh
- Ô “Nhà xuất bản”: Tìm theo nhà xuất bản tài liệu.
Vd: Giáo dục.
- Ô “Năm xuất bản”: Tìm theo năm xuất bản của tài liệu.
Vd: 1990
- Ô “chủ đề”: cho phép tìm theo một từ hoặc cụm từ liên quan đến nhan đề tài liệu.
- Ô “chỉ số phân loại”: tìm theo chỉ số phân loại DDC (là số phân loại theo ngành tri thức của nội dung tài liệu theo bảng phân loại DDC).
- Ô “MSBG”(mã số biểu ghỉ): tìm theo mã số biểu ghi (mã số kiểm soát) của tài liệu.

1.3.   Tìm nâng cao:
Đây là cách tìm tài liệu phối hợp cùng lúc nhiều kiểu tìm, sử dụng các toán tử AND, OR, NOT để mở rộng hoặc giới hạn trường cần tìm.
Cách tìm này thường được sử dụng khi đã xác định được một số thông tin liên quan tới tài liệu cần tìm. Ví dụ tên tài liệu, chủ đề tài liệu, tên tác giả, năm xuất bản…, kết quả tìm được sẽ chính xác và thu hẹp hơn.

Các bước thực hiện:
Bước 1: Chọn Bộ sưu tập
Bước 2: Nội dung: Nhập thuật ngữ tìm, chọn kiểu tìm, chọn toán tử tương ứng từng dòng.
Bước 3: Tìm kiếm: Nhấn nút  để thực hiện tìm kiếm.
          
Giao diện chức năng tìm kiếm nâng cao - tra cứu CSDL Online

- AND (Và): Thu hẹp phạm vi tìm: Khi bạn kết hợp hai (hoặc nhiều) thuật ngữ tìm bằng toán tử AND, kết quả tìm kiếm sẽ là những biểu ghi chứa đựng cả hai (hoặc nhiều) thuật ngữ đó.
- OR (Hoặc): Toán tử OR sẽ cho phép người dùng mở rộng phạm vi tìm kiếm. Kết quả tìm sẽ bao gồm thuật ngữ thứ nhất hoặc thuật ngữ thứ hai hoặc cả hai thuật ngữ.
- NOT (Loại bỏ): Toán tử NOT cho phép người dùng thu hẹp phạm vi tìm kiếm bằng phép loại trừ. Nó sẽ loại trừ những biểu ghi có chứa một thuật ngữ nhất định.

1.4.  Trang kết quả hiển thị:
a. Xem thông tin đầy đủ của từng tài liệu dưới dạng biểu ghi: Click lên tài liệu cần tìm, xuất hiện màn hình mô tả nội dung chi tiết của tài liệu giúp bạn biết được các thông tin chi tiết về tài liệu như: Tên tài liệu, tên tác giả, năm XB, nhà XB, số trang, khổ tài liệu, tóm tắt, chủ đề,…
           
Giao diện kết quả tìm kiếm CSDL Online

Lưu ý:
- Ở ô” Mã tài liệu”: sẽ cho biết tài liệu thuộc kho nào, có được mượn về nhà, còn bao nhiêu cuốn trong cùng một nhan đề, các mã vạch của nhan đề đó hiện còn trong thưviện.
- Ở ô “ Tìm được”: cho biết tìm được bao nhiêu tài liệu trong tổng số tài liệu của bộ sưu tập.
b. Tải kết quả tìm kiếm:
          Bước 1: Nhấn chọn tài liệu cần tìm (đối với những tài liệu có file tải về)
          Bước 2: Nhấn chọn file
          Bước 3: Nhấn chọn tải tài liệu về
Tài liệu có file tải về
 
          

1.5. Các thông tin cần lưu ý:
- Tìm tài liệu có file: check chọn nếu bạn đọc muốn tải liệu về.
- Số tài liệu hiển thị: check chọn để giới hạn kết quả tối đa để giúp quá trình tìm kiếm nhanh hơn.
-: thể hiện tình trạng tài liệu vẫn còn ở thư viện.
- : tài liệu đang mượn, không còn cuốn nào trong thu viện.
-    : tài liệu đang được xử lý kỹ thuật: dán nhãn, biên mục,…
- : cho biết tài liệu có file tải về.
-  Các dạng hiển thị : Marc, MarcText, MarXml: check chọn để xác định dạng hiển thị của kết quả tìm.
- Tải biểu ghi: Check chọn  để tải biểu ghi marc21.
- Đường dẫn: giúp bạn đọc có thể chia sẻ với bạn bè về thông tin tài liệu.
Nút  : chuyển trang

2. Tra cứu CSDL theo bộ sưu tập: Đây là cách tìm cho phép ta chọn cùng lúc nhiều bộ sưu tập. Cách tìm này cũng giúp người dùng tìm theo các điểm truy cập và hỗ trợ tìm kiếm theo ba mức tìm: Tìm đơn giản, tìm chi tiết, tìm nâng cao.
2.1. Các cách tìm tài liệu:
- Tìm cơ bản: là cách tìm đơn giản, người dùng chỉ cần nhập “thuật ngữ tìm” vào ô nội dung rồi thực hiện tìm
- Tìm chi tiết: Tìm theo các điểm truy cập: nhan đề, tác giả, chủ đề, nội dung, …
- Tìm nâng cao: Người dùng có thể tuỳ chọn điều kiện tìm kiếm và kết hợp các điều kiện chặt chẽ với nhau thông qua các toán tử logíc (AND, OR, NOT) nhằm tìm ra kết quả một cách chính xác.

Chú ý:
- Hộp lựa chọn “số tài liệu hiển thị” để giúp người dùng giới hạn kết quả tìm, giúp quá trình tra cứu tiến hành nhanh hơn.
- Nút : Thực hiện tra cứu.
- Nút “tìm tài liệu có file”: check chọn nếu người dùng muốn tải tài liệu về.

2.2. Trang hiển thị kết quả tìm
a. Các bước thực hiện:
Các bước thực hiện của các cách tìm tài liệu (Tìm cơ bản, chi tiết, nâng cao) theo bộ sưu tập cũng tương tự như các bước thực hiện các cách tìm của CSDL onlineTuy nhiên, ở chức năng này cho phép người dùng cùng lúc chọn nhiều bộ sưu tập.
          
Giao diện tra cứu CSDL theo bộ sưu tập

b. Xem kết quả và xem thông tin chi tiết tài liệu: Click vào bộ sưu tập để xem kết quả và thông tin tài liệu. Giao diện hiển thị kết quả của Tra cứu theo Bộ sưu tập cũng tương tự như trang hiển thị kết quả của tra cứu CSDL online (Tra cứu chung).

3. Tra cứu CSDL theo kho tài liệu:
Tìm kiếm CSDL theo kho tài liệu cho phép người dùng tìm kiếm tài liệu trong từng kho tài liệu (Ví dụ: kho đọc, kho mượn, kho báo – tạp chí, kho tài liệu tra cứu…) và tìm theo các điểm truy cập.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chọn kho tài liệu
Bước 2: Nhập biểu thức tìm theo một hoặc kết hợp các điểm truy cập sau: Nhan đề tài liệu, chủ đề, số phân loại, tên tác giả, năm Xuất bản, ISBN
Bước 3: Tìm kiếm

Lưu ý: Hộp lựa chọn “sắp xếp”:  Những tài liệu tìm được sắp xếp theo tiêu chí nào: sắp xếp theo tài liệu mới nhất, sắp xếp theo nhan đề.
          
          Giao diện tra cứu CSDL theo kho tài liệu

4. Tra cứu CSDL Báo – tạp chí: Đây là chức năng tra tìm các loại báo tạp chí có trong thư viện, cho phép người dùng tìm theo các điểm truy cập.
Giao diện tìm kiếm CSDL Báo - tạp chí

Các điểm truy cập chính của báo –tạp chí:
- Ô “Tên báo – tạp chí”: tìm theo tên báo – tạp chí.
Người dùng có thể tự nhập tên báo tạp chí hoặc click chọn  để xem danh mục báo – tạp chí có trong thư viện.
- Ô “Phát hành từ ngày/ đến ngày”: tìm theo thời gian phát hành.
- Ô “số”, “ Tập: Tìm theo số/ Tập phát hành.
- Ô “Nội dung”: Tìm theo nội dung báo – tạp chí.
Chú ý:    
- Người dùng có thể nhập biểu thức tìm theo một hoặc kết hợp nhiều điểm truy cập với nhau để tìm.
- Hộp lựa chọn “Số tài liệu hiển thị”: giới hạn tối đa tài liệu hiển thị, giúp việc tìm kiếm tài liệu nhanh hơn.

5. Tra cứu CSDL Địa chí: chức năng này cho phép tra cứu các bài trích báo – tạp chí có trong thư viện và việc tìm kiếm chia theo 3 mức độ: Cơ bản, nâng cao, chi tiết
Cách tìm cũng tương tự như phần ta cứu CSDL online (tra cứu chung) ở các mức độ tìm cơ bản, chi tiết, nâng cao.

Chú ý:
Người dùng có thể click lên nhan đề tài liệu để xem thông tin (biểu ghi) bài trích và nhấn vào Bộ tài liệu để xem tất cả các biểu ghi trích báo – tạp chí thuộc bộ tài liệu của nhan đề tài liệu người dùng đang xem.
          
          Giao diện chức năng tìm chi tiết của tra cứu CSDL Địa chí

III.    Nhóm chức năng tra cứu tài liệu điện tử:
1. Tra cứu CSDL toàn văn: Chức năng này cho phép bạn đọc tìm kiếm những tài liệu điện tử toàn văn có trong thư viện thông qua những thuật ngữ tìm được nhập vào ô “ Nội dung tìm kiếm”. Sau đó nhấn nút “ ”, chương trình sẽ đưa ra những kết quả có chứa thuật ngữ người dùng nhập.
          
Giao diện tìm kiếm CSDL toàn văn

          a. Các cơ sở dữ liệu toàn văn:
- CSDL toàn văn Giáo trình
- CSDL toàn văn Sách
- CSDL toàn văn Bài trích sách, trích báo - Tạp chí
- CSDL toàn văn Luận văn, luận án
b. Trang hiển thị kết quả:
Người dùng nhấn chọn vào nhan đề tài liệu để xem thông tin tài liệu dưới dạng biểu ghi và click vào dòng chữ “Tải về” để tải file tài liệu về.
          
          Giao diện hiển thị kết quả tìm kiếm CSDL toàn văn

IV. Nhóm chức năng tra cứu CSDL liên thư viện
Qua chức năng này, bạn đọc có thể tra cứu thông tin tài liệu và có thể tải biểu ghi hoặc file text tài liệu tại những thư viện khác có hỗ trợ giao thức Z39.50
1. Tìm kiếm liên thư viện: Chức năng này cho phép người dùng tra cứu thông tin về tài liệu và tải biểu ghi tài liệu của các thư viện khác có hỗ trợ giao thức z39.50
Các cách tìm:
- Tìm cơ bản
- Tìm nâng cao
- Tìm chi tiết
Các cách thực hiện của 3 cách tìm này cũng tương tự như cách thực hiện các cách tìm của phần tra cứu CSDL online (tra cứu chung). Tuy nhiên, tìm kiếm liên thư viện cho phép tìm ở tất cả các bộ sưu tập và hỗ trợ danh sách các nhóm thư viện có hỗ trợ Z39.50.
          
Giao diện tìm kiếm liên thư viện

2. Nội dung mở liên thư viện: chức năng này cho phép người dùng tra cứu thông tin tài liệu dưới dạng biểu ghi, đọc và tải tài liệu của các thư viện có hỗ trợ giao thức z39.50.
Giao diện tìm và cách tìm của “ Nội dung mở liên thư viện” cũng tương tự như “Tìm kiếm tài liệu liên thư viên”Tuy nhiên, ở chức năng này cho phép người dùng đọc được tài liệu trực tuyến và có thể tải file tài liệu về.
          
Giao diện hiển thị kết qủa tìm kiếm “Nội dung mở liên thư viện”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét