1- Tháp Rùa
Tháp xây trên gò Rùa nơi xưa từ thời vua Lê Thánh Tông đã dựng Điếu Đài ở đó để nhà vua ra câu cá. Sang thời Lê Trung Hưng (khoảng thế kỷ 17-18) thì chúa Trịnh cho xây đình Tả Tháp xây trên gò Rùa nơi xưa từ thời vua Lê Thánh Tông đã dựng Điếu Đài ở đó để nhà vua ra Vọng trên gò, nhưng sang thời nhà Nguyễn thì không còn dấu tích gì nữa.
Sau khi Pháp hạ thành Hà Nội năm 1883 thì dân vùng ven hồ xiêu tán cả. Các quan Việt cũng bỏ sở nhiệm. Riêng có Nguyễn Ngọc Kim chức dịch làng Tự Tháp được cử làm trung gian giữa quân Pháp và người Việt, lại được chính quyền mới tín nhiệm nên ít lâu trở thành bá hộ, tục gọi là Bá hộ Kim.
Năm 1886 thấy huyệt đất trên gò Rùa hợp phong thủy ông xuất tiền xây tháp trên gò với ý định chôn hài cốt của cha vào đó. Việc không thành nhưng ngọn tháp ba tầng vẫn được hoàn tất. Vì vậy nên ban đầu Tháp này có tên là Tháp Bá hộ Kim.
Thời Pháp thuộc, trên đỉnh Tháp Rùa có dựng một phiên bản của tượng Nữ Thần Tự Do (1890-1896) (hay còn được gọi là tượng Đầm Xòe). Sang thập niên 50 của thế kỷ XX tượng này đã bị phá bỏ khi Chính phủ của Thủ tướng Trần Trọng Kim nắm chính quyền thay cho quân Pháp (Chính phù Trần Trọng Kim tồn tại từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1945).
Năm 1886 thấy huyệt đất trên gò Rùa hợp phong thủy ông xuất tiền xây tháp trên gò với ý định chôn hài cốt của cha vào đó. Việc không thành nhưng ngọn tháp ba tầng vẫn được hoàn tất. Vì vậy nên ban đầu Tháp này có tên là Tháp Bá hộ Kim.
Thời Pháp thuộc, trên đỉnh Tháp Rùa có dựng một phiên bản của tượng Nữ Thần Tự Do (1890-1896) (hay còn được gọi là tượng Đầm Xòe). Sang thập niên 50 của thế kỷ XX tượng này đã bị phá bỏ khi Chính phủ của Thủ tướng Trần Trọng Kim nắm chính quyền thay cho quân Pháp (Chính phù Trần Trọng Kim tồn tại từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1945).
Theo truyền thuyết thì tháp Rùa đánh dấu nơi rùa thần Kim Quy hiện lên đòi lại gươm thần của Vua Lê Lợi. Rùa hồ Gươm vào những ngày nắng ấm vẫn thỉnh thoảng nổi lên phơi mình trên gò nên càng làm câu chuyện truyền khẩu "gươm thần" thêm căn cứ. Vì vị trí đẹp giữa hồ, cho dù sự tích, huyền tích hay huyền thoại như thế nào đi nữa thì tháp Rùa nghiễm nhiên biến thành thắng tích của Thủ đô Hà Nội. Ngọn tháp kết hợp phong cách kiến trúc Âu châu với hàng cửa cuốn gô-tích. Ở hai tầng dưới những phần mái cong giữ nghiêm quy thức, niêm luật của kiến trúc Việt Nam, mãi mãi là biểu tượng thiêng liêng của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.
Một ngày lang thang quanh hồ Hoàn Kiếm, không ngờ lại có nhiều điều thú vị đến bất ngờ. Chúng tôi đi đúng một vòng quanh hồ để quan sát và chụp ảnh “Tháp Rùa”. Từ việc BTV Thanh Nhàn đếm và ghi chép đầy đủ tháp Rùa có bao nhiêu cửa, bao nhiêu tầng. Thanh Nhàn đã phát hiện ra tháp Rùa có 2 điểm lạ, một là nếu ta đừng từ bờ phía Bắc, tức là từ Bưu điện Bờ hồ để ngắm thì tầng thứ 3 của tháp Rùa có một cửa sổ hình tròn ở chính giữa nhưng nếu nhìn từ phía Tây hồ, tức là phía bên đền thờ Lê Lợi, kế tòa nhà Báo Nhân Dân thì tầng 3 của tháp không có cửa sổ hình tròn đối xứng với bên kia. Hai là, cũng tầng này, nhìn từ phía Nam, tháp Rùa có 2 cửa, nhưng một cửa phía trái bị xây bịt kín lại. Tháp Rùa hướng Bắc Nam rộng hơn hướng Đông Tây, như vậy tháp “dẹt” chứ không vuông vức, đối xứng như các họa sỹ thường vẽ trong tranh cũng như trên lô-gô thương hiệu của các công ty Du lịch hoặc Thương mại Hà Nôi.
2- Quanh bờ hồ
Trên bờ hồ Hoàn Kiếm ven đường Đinh Tiên Hoàng, đối diện với tòa nhà Bưu điện, ngôi tháp cổ 3 tầng xây bằng gạch trần, có tên "Hòa Phong Tháp". Tầng một có 4 mặt trổ 4 cửa vòm, trên mỗi cửa ghi tên hiệu: Báo Ân Môn - Báo Nghĩa Môn - Báo Đức Môn - Báo Phúc Môn. Tầng hai, 4 góc xây trụ vuông đặt tượng 4 con nghê, nối liền nhau bằng đường viền hồi văn giao hóa. Tầng ba có khắc 3 chữ “Hòa Phong Tháp”, trên đỉnh cao trang trí một hình bầu hồ lô. Ngôi tháp đặc biệt thể hiện tư tưởng “Cư Nho Mộ Thích”. Nay, tháp như một chứng tích của Thu đô ngàn năm văn hiến. Tên tháp “Hòa Phong” bốn cửa lưu thông gió hòa tứ phía, người qua lại tùy ý ấy chẳng phải là nhân hòa hay sao. Nhưng buồn thay, trên tường tháp cổ uy nghi lại có hàng nghìn tên, địa chỉ và nhiều lưu bút kỷ niệm của khách du lịch, của những kẻ tinh nghịch viết, khắc, băm nát mắt tường tháp. Những câu thơ khắc sâu vào gạch cũ, tôi lại ngỡ là của Linh Vi “ Tình em như chiếc lá khoai / đổ bao nhiêu nước ra ngoài bấy nhiêu”…
Và vô số những tay “săn ảnh” ngoại quốc bò lê, bỏ toài bấm máy, đam mê và say đắm ghi lại những cành cây cổ thụ la đà, hay làn tóc liễu thướt tha giỡn đùa với mặt nước hồ sóng sánh.
3- Vườn tượng
Bé hôn tượng đá (phía sau là đồng hồ đếm ngược - kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội)
Cũng đã có nhiều ý kiến tâm huyết, phẫn nộ…và nhiều bài báo viết về “Vườn tượng” trên hồ Hoàn Kiếm này, Tôi không có lời bình phẩm, chỉ giới thiệu vài “kiệt tác “ trong khuôn viên này. Duy có tấm ảnh em bé đang hôn tượng thì thật cảm động, âu cũng vớt vát được một điều gì đó ở nơi sâu thẳm tâm can.
4- Khóm tre và bà lão đếm tiền lẻ
Tôi đang chọn góc đẹp để bấm tháp Rùa từ hướng Bắc thì mắt tôi chạm vào một thân tre vàng óng, sum xuê lá cành. Một khóm tre? Không phải, mà là cả một lũy tre bề thế, cao vút …BTV Thanh Nhàn kéo tôi ngồi xuống để nghe bà lão bán nước kể về sự tích khóm tre hùng vĩ này:
Cách đây mấy chục năm, bờ hồ Hoàn Kiếm còn đắp bằng đất, đường bao cứ bị lún dần, đụn cả ra hồ. Ngày ấy Hà Nội còn nghèo lắm, không có xi măng sắt thép để kè bờ như bây giờ. Mấy chục thanh niên xung phong cùng với tre, đá và những “con rồng” tre, khởi công đóng cọc kè rồng đá chống lở bờ. Khi “công trường” thu quân, thành quả để lại lem nhem hệt như một bãi rác. Bà lão bán nước ngày ấy còn là một nhân viên công ty thực phẩm, công việc bận rộn suốt cả ngày, tối về đìu ríu con cái, xong mọi việc thì xe rác đã đi rồi. Bà bèn lén đem rác ra bờ hồ đổ, lâu dần không có ai thu dọn nên đắp thành đống lớn. Trong số cọc tre đóng kè đã hồi sinh, những thân măng đầu tiên mọc nhú lên khỏi đụn rác.
Rồi bà được nghỉ hưu, nhà chật hẹp trong phố chợ Hàng Bè, bà không biết làm gì để có thêm đồng tiêu vặt. Cuối cùng bà chọn viêc bán nước chè chén cho khách vãng lại. Như là nhận ra mình đã có lỗi với cái hồ này, ngày qua ngày bà ra sức thu gom rác bẩn, quét dọn sạch sẽ để khách uống nước cho ngon miệng cũng là để kẻ vô tình thấy sạch không dám đi bậy. Sau này, thành phố xây tại đây một nhà vệ sinh công cộng, sạch đẹp và hiện đại nhưng khách “đi” phải mất tiền.
Cách đây mấy chục năm, bờ hồ Hoàn Kiếm còn đắp bằng đất, đường bao cứ bị lún dần, đụn cả ra hồ. Ngày ấy Hà Nội còn nghèo lắm, không có xi măng sắt thép để kè bờ như bây giờ. Mấy chục thanh niên xung phong cùng với tre, đá và những “con rồng” tre, khởi công đóng cọc kè rồng đá chống lở bờ. Khi “công trường” thu quân, thành quả để lại lem nhem hệt như một bãi rác. Bà lão bán nước ngày ấy còn là một nhân viên công ty thực phẩm, công việc bận rộn suốt cả ngày, tối về đìu ríu con cái, xong mọi việc thì xe rác đã đi rồi. Bà bèn lén đem rác ra bờ hồ đổ, lâu dần không có ai thu dọn nên đắp thành đống lớn. Trong số cọc tre đóng kè đã hồi sinh, những thân măng đầu tiên mọc nhú lên khỏi đụn rác.
Rồi bà được nghỉ hưu, nhà chật hẹp trong phố chợ Hàng Bè, bà không biết làm gì để có thêm đồng tiêu vặt. Cuối cùng bà chọn viêc bán nước chè chén cho khách vãng lại. Như là nhận ra mình đã có lỗi với cái hồ này, ngày qua ngày bà ra sức thu gom rác bẩn, quét dọn sạch sẽ để khách uống nước cho ngon miệng cũng là để kẻ vô tình thấy sạch không dám đi bậy. Sau này, thành phố xây tại đây một nhà vệ sinh công cộng, sạch đẹp và hiện đại nhưng khách “đi” phải mất tiền.
Theo lời bà lão thì bán ấm nước, cái kẹo chỉ để cho vui tuổi già, ngày nắng cũng như ngày mưa bà lão chỉ bán độc một ấm nước với mấy gói bánh “ca-vat”. Đến xế chiều, dù hết hay còn hàng, bà cũng về. Ngày ngày, bà lão nhặt nhạnh từng đồng bạc lẻ của khách, vuốt thật phẳng phiu, bà nói có biếu người cơ nhỡ người ta cũng mua được cái bánh mì. Khóm tre bây giờ mọc nguy nga, tráng lệ có một màu xanh óng ả riêng biệt khác hắn với màu xanh nâu của cây đa, cây xi, cây liễu hay cây bụt mọc quanh hồ…
Bà lão thấy tôi bấm máy lia lịa, hoảng hốt xua tay: “Mấy chú đừng đưa tôi lên báo, lên truyền hình họ không cho tôi bán nước nữa thì khổ (y hệt lời cửa miệng của nhà thơ Bằng việt: “khổ rồi” ).
Bà lão thấy tôi bấm máy lia lịa, hoảng hốt xua tay: “Mấy chú đừng đưa tôi lên báo, lên truyền hình họ không cho tôi bán nước nữa thì khổ (y hệt lời cửa miệng của nhà thơ Bằng việt: “khổ rồi” ).
Tình cờ tôi chụp được một con ong và đôi cánh chuồn chuồn-
Hoa vàng thắm sắc bình yên quanh hồ..(Ảnh BT)
Hoa vàng thắm sắc bình yên quanh hồ..(Ảnh BT)
Tôi rất vui vì đã khám phá được một cái gì đó đầy sức sống của Hà Nội và cũng đượm buồn về một cái gì đó mà chẳng gọi thành tên. Bài ”Tre xanh” của nhà thơ Nguyễn Duy như vang vọng trong hồi tưởng của tôi:
“…Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên luỹ, nên thành tre ơi
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù cát sỏi đá vôi bạc màu …
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre kia không ngại khuất mình bóng râm
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay vin tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người
Cho dù thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho con
Loài tre đâu chịu mọc cong
Mới lên đã thẳng như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho măng ….
Mà sao nên luỹ, nên thành tre ơi
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù cát sỏi đá vôi bạc màu …
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre kia không ngại khuất mình bóng râm
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay vin tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người
Cho dù thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho con
Loài tre đâu chịu mọc cong
Mới lên đã thẳng như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho măng ….
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét